Báo cáo 15 năm xây dựng và phát triển VTTC


PHẦN THỨ NHẤT


Hoàn cảnh ra đời và nhiệm vụ của Công ty:

Ngành than là một ngành lao động nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm, thậm chí hy sinh cả xương máu. Vì vậy lúc đương thời, Bác Hồ rất quan tâm và nhiều lần về thăm tỉnh Quảng ninh và ngành Than. Ngày 15/11/1968 mặc dù công việc rất bận rộn và tuổi cao không xuống tận nơi thăm được CBCN ngành Than, Bác đã yêu cầu ngành Than cử một đoàn đại biểu CBCN Mỏ về gặp Bác tại Phủ Chủ tịch ở Thủ đô Hà nội. Bác đã nói với đoàn “ sản xuất Than cũng như đánh giặc …” và Bác đã căn dặn lãnh đạo ngành Than “ đặc biệt chăm lo đời sống vật chất, văn hoá của công nhân mỏ” . Thấm nhuần lời dạy của Bác, mặc dù sau bao nhiêu năm đất nước bị chiến tranh tàn phá, điều kiện ngành Than còn hết sức khó khăn, nhưng lãnh đạo các đơn vị sản xuất Than đã một mặt lo củng cố cơ sở vật chất điều kiện ăn, ở cho công nhân mỏ. Mặt khác đã bắt đầu nghĩ đến việc lo điều kiện nghỉ dưỡng, phục hồi sức khoẻ cho công nhân. Với suy nghĩ đó, bắt đầu từ đầu nhưng năm 90, một số đơn vị sản xuất Than đã mạnh dạn xây nhà nghỉ điều dưỡng cho công nhân, điển hình là Công ty than nội địa (nay là Tổng Cty Than Việt bắc) xây nhà nghỉ sầm sơn, nhà nghỉ Hồ Đại Lãi; Mỏ than Hà Lầm ( nay là cty CP Than Hà Lầm xây nghà nghỉ Hoa biển ở Trà cổ, Tổng công Ty cung úng Than (nay là công ty CP tiêu thụ Than Miền bắc) xây nhà nghỉ Phương đông ở Cửa lò …Sau đó tiến thêm một bước các đơn vị đã kết hợp khai thác tối đa hiệu quả các cơ sở này bằng việc tổ chức đón phục vụ các đơn vị bạn trong và ngoài ngành, thậm chí công ty Than nội địa còn liên doanh với nước ngoài xây dựng khách sạn cao cấp Heriteg ở Hà Nội và Hạ long để phục vụ và kinh doanh, đồng thời bắt đầu thành lập một bộ phận phục vụ các đoàn tham quan, nghỉ mát trong nước.

Tháng 10 năm 1994 Chính phủ quyết định thành lập Tổng công ty Than Việt nam (nay là Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam -Vinacomin) bao gồm các doanh nghiệp Nhà nước: làm nhiệm vụ tư vấn, thăm dò, khai thác, chế biến và kinh doanh than... Ngay sau khi ra đời, Than Việt nam đã xây dựng và được Chính phủ phê duyệt chiến lược kinh doanh đa ngành trên nền sản xuất than, trong đó, du lịch được xác định là một ngành kinh doanh có nhiều tiềm năng mà trước hết là phục vụ thợ Mỏ đi tham quan, khảo sát thị trường, học tập kỹ thuật, công nghệ nước ngoài và nghỉ ngơi, phục hồi sức khoẻ, du lịch .., trên cơ sở đó mở rộng kinh doanh ra ngoài ngành . Với mục đích đó, lãnh đạo Tổng công ty Than Việt Nam đã quyết định thành lập Công ty Du lịch Than Việt Nam và được Bộ Trưởng Bộ công nghiệp chấp thuận bằng quyết định số: 2778/QĐ-TCCB ngày 25/9/1996 .

Năm 2002, để đáp ứng tình hình và đảm bảo phát triển bền vững, Công ty mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh và đổi tên thành Công ty Du lịch và Thương mại Than Việt nam ( VTTC ) theo Quyết định số 1338/QĐ-HĐQT ngày 13/12/2001 của HĐQT TVN .

Thực hiện chủ trương chuyển đổi các doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần, tháng 10 năm 2004, Công ty đã chuyển đổi thành Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại ThanViệt nam theo quyết định số 104/2004/QĐ-BCN ngày 30/9/2004 của Bộ trưởng Công nghiệp.

PHẦN THỨ HAI

Quá trình xây dựng và phát triển:

Cùng với chiến lược phát triển Tổng công ty Than Việt Nam từ khi mới thành lập đến tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt nam ngày nay, công ty đã trải qua nhiều lần thay đổi tổ chức từ phòng ban đến các đơn vị trực thuộc cho phù hợp sự phát triển của mình:

Về tổ chức, lúc mới thành lập toàn công ty có 17CBCNV được điều từ phòng Du lịch của công ty Than Nội Địa (nay là TCT Than Việt bắc ), sau đó được tiếp nhận một số nhà nghỉ, khách sạn từ các đơn vị trong TCT như: khách sạn Hồng Ngọc từ công ty COALIMEX, nhà nghỉ Biển đông từ công ty Than Hòn Gai, KS Vân long từ Cty Than Cẩm phả, KS Thanh lịch Hạ long từ công ty Than Uông bí, Trung tâm giao dịch TVN từ VF TCT, KS Hạ long Tam đảo từ Công ty Cung ứng than Miền Bắc.

Cũng trong thời gian tiếp đó Cty đã thành lập thêm một số đơn vị: Chi nhánh Hạ long (nay là CN Quảng ninh ), CN TP Hồ chí Minh, CN Đaknông và thành lập CN Hà nội từ Trung tâm giao dịch TVN, CN Vân long từ KS Vân long.

Qua quá trình thay đổi phù hợp với chiến lược phát triển của Tập đoàn và Cty, hiện nay toàn công ty có 9 phòng trực thuộc (trong đó có 4 phòng quản lý, 5 phòng kinh doanh – gồm 2 phòng Du lịch, 2 phòng Thương mại và 1 phòng Dịch vụ đào tạo), 5 đơn vị trực thuộc và và điểm kinh doanh đóng tại các Tỉnh, Thành gồm: Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và Hà Tĩnh.

Các mặt cụ thể:

1 . Kết quả hoạt động SXKD 15 năm qua: Chia làm ba giai đoạn:


- Giai đoạn 1: 5 năm đầu (1997 - 2001):

Đây là giai đoạn hình thành bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất ban đầu theo nhiệm vụ, nên còn rất nhiều khó khăn đối với Công ty. Ngoài những nguyên nhân khách quan như khủng hoảng kinh tế Châu Á (trong các năm 1997, 1998) và khủng hoảng của ngành Than (1999, 2000) là những khó khăn ban đầu mới thành lập công ty. Trong giai đoạn này, công ty kinh doanh du lịch là chính và chủ yếu phục vụ trong TVN, nên khó khăn của ngành cũng là khó khăn của công ty. Mặt khác, do công việc còn nhiều mới lạ, cạnh tranh khốc liệt trong cơ chế thị trường, nhất là thị trường du lịch, lại chưa có những người làm du lịch chuyên nghiệp, nên hoạt động còn manh mún, vừa làm, vừa học, kết quả còn thấp (tổng doanh thu dưới 10 tỷ đồng/năm; đời sống CBCNVC còn rất khó khăn) .

- Giai doan 2: 5 năm ( 2001- 2006 ): 

Đây là giai đoạn làm tiền đề, nền móng phát triển ổn định và lâu dài cho cty. Với chiến lược phát triển trên nền tảng Than, sau các khủng hoảng trên, Cty đã xác định, để đảm bảo kinh doanh ổn định và phát triển bền vững phải kinh doanh thêm ngành nghề đề phòng lúc du lịch gặp khó khăn do các yếu tố khách quan (thiên tai, thời tiết, dịch bệnh...). Đầu năm 2002, Công ty triển khai thêm kinh doanh Thương mại. Nhiệm vụ chủ yếu ban đầu kinh doanh vật tư, thiết bị phục vụ SX-KD cho các các đơn vị trong ngành, tuân thủ quy định của nhà nước và TVN .

Đây là bước mở đầu cho một giai đoạn mới – giai đoạn mở rộng và phát triển với mức tăng trưởng cao, DT và GTSX tăng trưởng bình quân 50%/ năm ; Lợi nhuận tăng bình quân 55%/năm. Trong đó, kinh doanh du lịch lữ hành có mức tăng trưởng ổn định hàng năm 30%, số lượt khách du lịch thực hiện năm 2002 hơn 2000 lượt khách thì năm 2006 là 7000 lượt khách. Để mở rộng thị trường, Công ty đã ký với hơn 20 đối tác là các Cty Lữ hành có uy tín trong trong nước và khu vực: Trung quốc, Asean. Giai đoạn này Công ty đã dần chiếm lĩnh thị trường trong ngành và mở rộng ra ngoài ngành với chất lượng ngày càng được khách hàng tín nhiệm, giá cả hợp lý và dần đáp ứng được nhu cầu công tác tham quan, du lịch của các đơn vị trong ngành .

Kinh doanh vận chuyển khách cũng được duy trì, kết hợp với kinh doanh khách sạn, lữ hành tạo lợi thế cho du lịch có hiệu quả. Đặc biệt vận chuyển khách giữ được uy tín và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, phương tiện và tài sản của khách .

Kinh doanh khách sạn đã đầu tư, đổi mới theo thời gian và phát triển dần . Khi tiếp nhận ban đầu chỉ là những nhà nghỉ cho công nhân và đang xuống cấp trầm trọng. Giai đoạn này các nhà nghỉ và khách sạn đã được Công ty cải tạo, nâng cấp 126 phòng nghỉ đạt tiêu chuẩn 2 sao, chất lượng dịch vụ ngày một tốt hơn và kinh doanh có hiệu quả .

Kinh doanh Thương mại chủ yếu tham gia đấu thầu, cạnh tranh, cung cấp thiết bị, vật tư cho các đơn vị ngành khai khoáng, nhưng ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thương trường và tốc độ tăng trưởng ngày càng cao (trên 60%/năm). Giai đoạn này công ty đã xác lâp được một số đối tác chiến lược về Thương mại, là đại lý của một số nhà sản xuất vật tư, thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới, cung cấp cho ngành khai thác Mỏ như lốp của hãng Michelin (Pháp), vật liệu vá lốp và băng tải của hãng TipTốp (Đức), máy tháo lắp lốp cở lớn của hãng TMH ( Mỹ ), máy khai thác của hãng Komatsu và Cẩu tự hành của hãng TADANO ( Nhật bản ) …Cũng thời gian này khi Than Việt Nam bắt đầu đầu tư xây dựng các nhà máy nhiệt điện thì CTy cũng bắt đầu triển khai dịch vụ làm thông quan nhập khẩu vật tư, thiết bị nhà máy cho các nhà thầu EPC. Đây là một hương mở rông nghành nghề có nhiều tiềm năng từ các dự án lớn của Tập đoàn Than KS nói riêng và nghành công nghiệp Việt nam nói chung.Kết quả một số nhà máy như: Nhiệt điện Na Dương, NĐ Cẩm Phả, NĐ Cao Ngạn hoàn thành tốt được nhà thầu EPC rất hài lòng. Thương mại đã khẳng định hướng đi đúng đắn và nhanh chong phát triển, nên cũng nhờ đó mà năm 2003 dịch Sart và năm 2004 – 2005 dịch cúm gia cầm xẩy ra toàn cầu, tác động xấu trực tiếp với ngành Du lịch, nhưng SX-KD của công ty vẫn không bị ngừng trệ như các công ty khác, ngưòi lao động vẫn đủ việc làm và đời sống ổn định, đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận hàng năm.

Bên cạnh sự duy trì phát triển kinh doanh và ổn định tăng trưởng thì một bước đột phá trong công tác tổ chức của công Cty cũng được thực hiện trong giai đoạn này. Đó là thực hiện chủ trương của nhà nước và TVN về cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, công ty đã tiên phong, được TVN đồng ý và đề nghị, Bộ trưởng Bộ Công thương đã ra quyết định số 104/2004/QĐ- BCN ngày 27 / 10/ 2004 chuyển đổi Cty thành Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại Than Việt Nam, trong đó Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Đây là một điểm mốc đánh dấu sự thay đổi về nhận thức và đổi mới tư duy của CBCNV, hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, chủ động chuẩn bị tư tưởng, nguồn lực sẵn sàng hội nhập khi Việt Nam tham gia vào WTO .

Với những thành tích đạt được 5 năm giai đoạn ( 2001- 2006 ), CBCNV Cty đã được Chủ tịch nước tăng thưởng Huân chương lao động Hang Ba .

- Giai đoạn 3: 5 năm ( 2006 – 2011 ):

Đây là giai đoạn xây dựng và phát triển công ty theo chiều sâu .

Để nâng cao chất lượng dịch vụ và cạnh tranh trên thị trường, trước hết, Công ty đã chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Do đặc thù ngành nghề cá biệt trong tập đoàn, nên CTy đã thành lập phòng dịch vụ đào tạo để tự tổ chức đào tạo cho mình và kết hợp làm dịch vụ cho các đơn vị trong và ngoài Tập đoàn. Hàng năm, nhất là thời gian khủng hoảng kinh tế thế giới (năm 2008 và 2009) Cty đã tranh thủ phối hợp với các trung tâm đào tạo có uy tín hoặc mời chuyên gia giỏi trong và ngoài nước tổ chức nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kịp thời các kiến thức kinh doanh mới, đáp ứng yêu cầu của thị trường sau khi VN hội nhập WTO. Bên cạnh đó, đối với Du lịch, Cty luôn tổ chức khảo sát, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm, phù hợp với từng nhóm đối tượng, nhất là đối với thợ mỏ . Mặt khác mở rộng quan hệ hợp tác dài hạn với thêm gần 30 doanh nghiệp Lữ hành và khách sạn có uy tín hàng đầu ở nhiều địa bàn trọng điểm trong và ngoài nước, đảm bảo được việc kiểm soát và cạnh tranh lành mạnh. Giai đoạn này tuy có nhiều khó khăn và thử thách với các doanh nghiệp VN sau khi hội nhập kinh tế thế giới, nhưng cũng xuất hiện nhiều thuận lợi, nhất là đối với ngành Than khoáng sản. Cuối năm 2005 đầu 2006, Chính phủ Quyết định sáp nhập Tập đoàn CN TVN với TCT KS VN thành Tập đoàn CN TKS VN . Ngay sau khi được thành lập, Tập đoàn đã xây dựng chiến lược SX – KD đa nghành trên nền tảng Than và khoáng sản, trong đó có ngành dịch vụ, Thương mại và Du lịch là những nghành nội trợ chính cho SX của Tập đoàn.Tập đoàn một mặt đẩy mạnh đầu tư cho SX và tiêu thụ Than, khoáng sản như hiện đại hoá các mỏ lộ thiên, cơ giới hoá các mỏ hầm lò, xây dựng các nhà máy tuyển, luyện khoáng sản ....Mặt khác mở rộng đầu tư một số nhà máy nhiệt điện theo chiến lược phát triển năng lượng của Chính phủ . Với việc đầu tư phát triển mạnh của Tập đoàn, đòi hỏi các ngành này phải chuyển biến một bước cả chiều rộng và chiều sâu thì mới đáp ứng được yêu cầu. Nhận rõ được trách nhiệm của mình, công ty đã đẩy mạnh công tác du lịch xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, dịch vụ đưa đón các đoàn khảo sát địa chất mỏ, tư vấn, hội thảo khoa học, xây dựng công trình,...và đã làm tốt nhiệm vụ này. Với kinh doanh khách sạn cũng đã đầu tư thêm các hội trường, phòng họp lớn, nhà ăn phục vụ hàng ngàn người ăn cho hội nghị, đám cưới ở khách sạn Vân Long. Nhờ vậy kinh doanh Du lịch giai đoạn này vẫn duy trì được tăng trưỏng theo mục tiêu đề ra, Bq DT hàng năm tăng 31%/ năm .

Về kinh doanh Thương mại giai đoạn này như đã trình bày ở trên, tiềm năng lớn do SX-KD của toàn Tập đoàn Vinacomin có nhiều thuận lợi, tăng trưởng cao, đầu tư nhiều dự án lớn, nên cũng có nhiều thuận lợi. Mặt khác do chủ động chuẩn bị tốt được nguồn lực kinh doanh và thị trường như đã liên doanh, liên kết với nhiều nhà sản xuất, cung cấp hàng đầu thiết bị, vật tư trên thế giới như Komatsu, Alatcopco, Tadano, Michelin ..., nên đã trúng thầu cung cấp hàng chục chủng loại, hàng trăm loại thiết bị, vật tư cho các đơn vi SX trong nước. Hầu hết số thiết bị hiện đại như máy xúc thuỷ lực 12m3, máy ủi công suất 350 HP, ô tô tự đổ 91 tấn, máy khoan thuỷ lực Φ250, cần cẩu tự hành 110 tấn... lớn nhất lần đầu tiên được nhập vào Việt nam đều do công ty trúng thầu cung cấp cho các đơn vị sản xuất.

Giai đoạn này Vinacomin đầu tư xây dựng một số nhà máy lớn nhiệt điện, tuyển và luyện khoáng sản, nên ngoài việc làm dịch vụ thông quan nhập khẩu cho các nhà thầu EPC như giai đoạn trước thì Cty đã tiến thêm một bước. Đó là chủ trì đứng đầu liên danh với các nhà vận chuyển hàng siêu cường, siêu trọng trên cả nước để làm trọn gói dịch vụ từ đăng ký các thủ tục NK toàn bộ thiết bị, vật tư cho dự án đến thông quan và vận chuyển toàn bộ thiết bị vật tư đó từ các cửa khẩu Việt nam về chân công trình. Từ đây đã mở ra một hướng kinh doanh mới cho Cty: Dịch vụ Logistic mà thị trường có rất nhiều tiềm năng, nhất là Việt Nam đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp. Kết quả một số nhà máy như: Nhiệt điện Nông sơn ở Quảng Nam, Crômit ở Thanh hoá, Tổ hợp Bauxit-Alumin Tân rai ở Lâm đồng ...đã được Cty thực hiện trọn gói rất tốt, đảm bảo tiến độ, an toàn tuyệt đối và tiết kiệm được cho các nhà thầu. Các nhà thầu đánh giá rất cao kết quả thực hiện hợp đồng dịch vụ do công ty cung cấp và đều tiếp tục hợp tác hoặc giới thiệu cho các nhà thầu khác. Hiện công ty đang tiếp tục thực hiện cho các dự án: Nhiệt điện Mạo khê ở Quảng ninh,Tổ hợp Alumin Nhân cơ ở Đaknông .

Kết quả kinh doanh giai đoạn này vẫn duy trì tăng trưởng cao, trong đó DT Bq tăng 21%/ năm, lợi nhuận tăng Bq 30% / năm, đặc biệt là 10 năm - từ 2001 đến 2010, dù trong hoàn cảnh nào thì các chỉ tiêu thực hiện được năm sau luôn cao hơn năm trước. Điều này thể hiện sự phát triển ổn định và bền vững của công ty. Để đạt được những kết quả đó, một nguyên tắc được Cty lựa chọn làm sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển của mình là luôn giũ chử tín với thợ Mỏ trong ngành, phục vụ phải ngày một tốt hơn. Bởi Cty ý thức được, ngành than sinh ra công ty này trước hết là để phục vụ hàng vạn thợ mỏ. Vì vậy dù trong điều kiện nào, kể cả phải cạnh tranh với nhiều đơn vị trong và ngoài ngành, thì công ty vẫn kiên quyết giữ vững chất lượng dịch vụ. Đồng thời tư vấn, thuyết phục, ‘’để’’ thợ mỏ được hưởng những gì mà họ đáng được hưởng, như Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói với CBCN ngành Mỏ tại Công ty than Nam Mẫu khi Chủ tịch về thăm ngành than đầu năm 2010. Đồng thời thưc hiện tốt hợp đồng phối hợp kinh doanh hàng năm giữa Cty với Tập đoàn. Mặt khác phải luôn giữ chử tín với bạn hàng, đối tác, quan hệ hợp tác lành mạnh, bình đẳng, tôn trọng nhau và cùng có lợi. Một phần thưởng cao quý đối với công ty trong những năm qua là sự tín nhiệm của hàng vạn thợ Mỏ giành cho Cty ; các đối tác, bạn hàng luôn tin tưởng và phát triển mối quan hệ hợp tác ngày càng tốt đẹp. Thương hiệu Cty ngày càng được nâng cao, năm 2009 công ty được bình chọn là một trong 500 DN lớn nhất VN ), năm 2010 được tặng danh hiệu ( Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia ) và tốp 100 DN (dịch vụ, Thương mại tiêu biểu) do Bộ công thương tổ chức bình trọn và trao tặng .

· Các công tác khác:

1. Chăm lo đời sống và việc làm cho người lao động:

Do xác định được công tác Du lịch rất vất vả và phức tạp . Vì vậy, một mặt nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Mặt khác Cty luôn chăm lo đủ việc làm và đời sống cho người lao động . Ngoài thu nhập tiền lương, tiền thưởng hàng năm tăng Bq trên 15% là việc đảm bảo các chế độ quy định của nhà nước như: nghỉ, dưỡng, bảo hiểm và tham quan, du lịch...cho người lao động . Bên cạnh đó là điều kiện môi trường làm việc, bảo hộ lao động, quan tâm và khuyến khích việc học hành cuả con người lao động, coi Cty là nhà thứ hai của mình .

2. Phát huy dân chủ, nêu cao vai trò các tổ chức chính trị trong doanh nghiệp,đẩy mạnh phong trào thi đua, văn - thể:

Là công ty CP nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ khối CN Hà nội và Đảng uỷ Td Vinacomin, Đảng bộ Cty đã phát huy đươc vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp, các tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên trong công ty được thành lập ngay từ đầu và duy trì hoạt động tốt, là đầu mối tổ chức các phong trao thi đua SX – KD cho Đoàn viên – người lao động . đồng thời cũng là cầu nối phản ảnh mọi tâm tư nguyện vọng, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao đông Trong quá trình SX-KD, Công ty luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp ngân sách, tham gia đóng góp xây dựng các phong trào do Tập đoàn và địa phương phát động .

Đảng bộ Công ty lãnh đạo các tổ chức đoàn thể chính trị, phối hợp chặt chẽ với chuyên môn, vận động người lao động phát huy cao tinh thần làm chủ tập thể, hăng hái thi đua lao động sản xuất đạt hiệu suất cao.. Xây dựng thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp. Giải quyết kịp thời các phản ảnh, đơn thư, khiếu tố. Với tỷ lệ 56% toàn Cty là nữ, nên phong trào nữ công nhân viên chức luôn được ưu tiên, đảm bảo đầy đủ quyền và nghĩa vụ của nữ CNVC trong doanh nghiệp. Công ty đã đề bạt 19 nữ làm chánh, phó giám đốc, KTTr từ Cty đến các đơn vị và nhiều cán bộ chủ chốt là nữ ở cấp phòng . Hiện cán bộ nữ chiếm trên 50% cán bộ chủ chốt .

Trong điều kiện các đơn vị trực thuộc phân tán, với số lượng người không nhiều, nhưng phong trào văn nghệ, thể thao luôn được thường xuyên duy trì, tạo thành nếp sinh hoạt không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người lao động và phục vụ khách Du lịch . Hàng năm, vào dịp ngày thành lập Cty hoặc thành lập Tập đoàn, đều tổ chức giải thể dục thể thao phong trào và hội diễn văn nghệ quần chúng, nhằm tạo sân chơi bổ ích cho người lao động, gần gũi, hiểu nhau, đoàn kết hơn và để phát hiện, bồi dưỡng hạt giống phong trào tham gia các giải của Tập đoàn (liên tiếp trong các năm 2004, 2009 đều đạt giải ba toàn đoàn), hội diễn văn nghệ quần chúng Vinacomin.

3.Công tác xã hội:

Công ty thường xuyên tham gia các công tác xã hội, đóng góp với địa phương như: phong trào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa cho vợ liệt sỹ cô đơn ở Chương Mỹ Hà nội; mua sổ tiết kiệm cho một số gia đình chính sách của phường Trung Phụng (phường sở tại), ủng hộ các các gia đình người lao động trong ngành bị tai nạn, các nạn nhân chất độc da cam. Hàng năm thường xuyên ủng hộ trẻ em mồ côi tàn tật và trẻ em nghèo ở các xã Thanh Sơn huyện Tiên yên và xã Cộng Hoà huyện Vân đồn tỉnh Quảng ninh, ủng hộ bà con vùng bão lụt... mỗi lần mỗi người lao động đều ủng hộ từ một ngày lương và nhiều hiện vật khác: gạo, quần áo, sách vở, trang bị phòng học...

Kính thưa Quý vị đại biểu, kính thưa quý vị khách quý !

Bên cạnh những cố gắng nổ lực và kết quả đạt được trong những năm qua, Cty cũng đã tự nhận thấy và qua ý kiến của bạn hàng, đối tác mà đặc biệt là mong muốn của Thợ Mỏ trong ngành thì vẫn còn những tồn tại phải khắc phục và vươn lên hơn nữa:

- Sản phẩm du lịch chưa phong phú, sản phẩm đặc thù chậm đổi mới .

- Làm inbound còn hạn chế, mới chủ yếu làm cho khách thương mại, xúc tiến đầu tư và khách du lịch Thái Lan, Trung quốc chưa mở rộng được các thị trường khác.

- Việc đầu tư còn chậm, một số cơ sở vật chất xuống cấp nhanh (khách sạn)

- Công tác thương mại ở đơn vị trực thuộc còn tiến triển chậm, chưa tận dụng tốt lợi thế thương mại và tiềm năng của Tập đoàn.

Qua 15 năm hoạt động, Công ty đã rút ra được những bài học bổ ích:

1. Trước hết, phải xây dựng được chiến lược đúng đắn, mục tiêu rõ ràng, cụ thể từng giai đoạn với nguyên tắc phát triển trên nền tảng than, kháng sản. Kiên trì và quyết tâm thực hiện mục tiêu đề ra. Quá trình thực hiện phải linh hoạt phù hợp với tình hình thế giới và trong nước, nhất là trước các diễn biến phức tạp như dịch bệnh, khủng hoảng kinh tế …

2. Thực hiện nghiêm chỉnh HĐ PHKD và chủ động khai thác tiềm năng của Tập đoàn Vinacmin .

3. Tranh thủ sự đồng tình, giúp đỡ của cấp trên, của địa phương, sự ủng hộ của các đơn vị trong ngành, hợp tác chặt chẽ và tôn trọng các đối tác, bạn hàng trong và ngoài nước.

4. Cán bộ phải gương mẫu, phát huy dân chủ, công khai minh bạch, kiên quyết trong điều hành, kỷ luật và đồng tâm, tôn trọng sự đóng góp và chăm lo quyền lợi chính đáng của người lao động.

5. Phát huy sức mạnh của các tổ chức chính trị xã hội, đặc biệt là sự lãnh đạo của Đảng; phối kết hợp chặt chẽ với tổ chức Công đoàn, Đoàn thanh niên đẩy mạnh phong trào thi đua SX-KD.

Với những cố găng nổ lực và kết quả đạt được của Cty trong 5 năm ( 2006-2010), đầu năm 2011 Chủ tịch nước đã tặng thưởng tập thể người lao động và Cán bộ Công ty Huân chương lao động hạng nhì. Đây là phần thưởng cao quý mà nhà nước tặng cty, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, là nguồn động viên, khích lệ CBCN cty phát huy hơn nữa trong thời gian tới . Kết thúc năm 2010 thành phố Hà Nội tặng Đảng bộ Công ty Bằng khen, Bộ VHTTDL, Tập đoàn CN Than – Khoáng sản VN tặng bằng khen, Công đoàn Công ty được Tổng Liên đoàn LĐVN tặng bằng khen.

Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa quý vị khách quý!

Cùng với chiến lược phát triển của Vinacomin, trong chiến lược phát triển của công ty giai đoạn 2011 - 2015 định hướng đến 2020, Cty đã đề ra mục tiêu cho mình và được Tập đoàn Vinacomin chấp thuận. Đó là: tăng trưởng hàng năm trên 15% / năm, năm 2020 Cty là đơn vị hàng đầu trong nước về dịch vụ Logistic và tốp đầu thương hiệu quốc gia .

Kính thưa quý vị đại biểu, thưa các vị khách quý, Sau 15 năm xây dựng và phát triển, Công ty cổ phần Du lịch và Thương mại - Vinacomin trưởng thành được như hôm nay là nhờ sự quan tâm của Bộ Công thương, sự chỉ đạo, điều hành sát sao, giúp đỡ của lãnh đạo và các Ban ngành, của Tập đoàn Vinacomin, của Đảng uỷ khối công nghiệp Hà nội, Đảng uỷ Than Quảng ninh sự động viên của Công đoàn Than Khoáng sản Việt Nam. Sự giúp đỡ của các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương trên địa bàn hoạt động của Công ty, sự tin tưởng và hợp tác chân tình của các bạn hàng, đối tác trong và ngoài nước, sự động viên to lớn của các cán bộ lão thành Tập đoàn và cty, của các cơ quan đài, báo, tạp chí, truyền hình trung ương đến địa phương và ngành .

Nhân dịp này, thay mặt Ban lãnh đạo công ty, tôi xin chân thành biết ơn và trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Bộ Công thương, HĐTV, Ban tổng giám đốc, Công đoàn và các Ban ngành của Tập đoàn, các đơn vị thành viên, công ty con của Tập đoàn Vinacomin, Đảng uỷ khối công nghịêp Hà nội, Đảng uỷ Than Quảng ninh, Đoàn thanh niên Than Quảnh ninh, đã quan tâm chỉ đạo, điều hành sát sao và giúp đỡ công ty trong quá trình hình thành, xây dựng và phát triển vừa qua.

Cảm ơn các đơn vị thuộc bộ công an, công an Hà nội, Quảng ninh . Cảm ơn Tổng cục Du lịch Việt Nam, cảm ơn chính quyền địa phương và các Sở, Ban, Ngành của các tỉnh, thành nơi Công ty đặt trụ sở và kinh doanh.

Cảm ơn các ngân hàng: Ngoại thương, Công thương, Ngân hàng Quân đội, Hãng hàng không Việt Nam; Tổng cục Hải quan Viêt Nam, các chi cục Hải quan ở các tỉnh thành; các bạn hàng, đối tác trong và ngoài nước, đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ, tín nhiệm, hợp tác với công ty .

Xin chân thành cảm ơn các đài báo, tạp chí, truyền hình, Trung ương, địa phương và ngành, các bậc lão thành của ngành Than- khoáng sản, cán bộ nguyên ở Công ty đã chuyển công tác hoặc nghỉ chế độ, đã thường xuyên theo dõi động viên, khích lệ CBCNV Công ty phấn đấu ngày một phát triển.

Cuối cùng, xin kính chúc quý vị đại biểu, quý vị khách quý và toàn thể gia đình các quý vị mạnh khoẻ, an khang, thịnh vượng.

Xin trân trọng cảm ơn.